[Kiến Thức] Vì sao khả năng "chịu đau" tốt không có ý nghĩa tích cực đối với runner?

Nam N. Phung
Đăng ngày 01/11/2020
342 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Runner thường được xem là nhóm VĐV có khả năng chịu đựng cao. "Bền bỉ" là hai từ luôn đi đôi với hình ảnh của runner. Tuy nhiên, cơ thể của người chạy luôn tích tụ chấn thương sau nhiều năm, khả năng chịu dựng cao có thể giúp cải thiện thể trạng của bản thân, nhưng điều này cũng có thể mang lại một số tác động tiêu cực.

Đó là khi chúng ta cảm thấy "khó chịu", những cảm giác mơ hồ, thường thì những người vượt quá giới hạn này có thể sẽ bị thương nặng.

Ngườn ảnh: 123RF

Nhà vô địch thế giới OCR (Cuộc đua vượt chướng ngại vật) Amelia Boone đã phát biểu trên Twitter của mình về những “cạm bẫy” có thể gặp phải khi tập luyện vất vả: "Này các runner: Chúng ta đều có khả năng chịu đau cao, nhưng thật sự chẳng có gì đáng để tự hào cả, tôi dám khẳng định những người thường để ý những chấn thương dù nhỏ nhặt ngay từ đầu thường sẽ có sự nghiệp lâu dài hơn”.



Trong bài viết mới nhất trên tạp chí “Outside”, Alex Hutchinson đã nghiên cứu khả năng chịu đau của các vận động viên sức bền và phát hiện ra rằng những người chạy bộ có khả năng chịu đựng cảm giác đau ở mức độ thấp tốt hơn các cầu thủ bóng đá và những người không tập luyện thể thao.

Hutchinson cho biết: "Tôi đã phỏng vấn nhà khoa học người Đức Wolfgang Freund, người gần đây đã hoàn thành một nghiên cứu về khả năng chịu đau của những vận động viên chạy ultramarathon. Tôi nhận thấy rằng những vận động viên chạy ultramarathon này có khả năng chịu đựng cao hơn những người bình thường. Tuy nghiên không có sự khác biệt trong thang đo mức độ cảm nhận cơ thể RPE giữa các nhóm nghiên cứu".

Khi nói đến khả năng chịu đau trong các môn thể thao sức bền, sự chịu đựng có thể làm nên thành công, nhưng nó cũng có thể hủy diệt cuộc sống của một cá nhân.
Giống như một con dao hai lưỡi, chạy bộ liên quan đến sự ổn định, việc phát hiện sớm các dấu hiệu chấn thương là rất quan trọng đối với mỗi vận động viên. Điều này có nghĩa là các runner nên hiểu rằng cảm giác khó chịu có thể là bạn đang cố gắng chạy và đau có nghĩa là bạn có thể có nguy cơ bị thương.

Nguồn ảnh: 123RF

Vì vậy, làm thế nào để phân biệt hai cảm giác này?

Bạn có thể cảm thấy không thoải mái khi chạy, nhưng không bao giờ cảm thấy đau khi chạy. Dấu hiệu cho thấy bạn nên ngừng chạy là bất cứ điều gì khiến bạn khóc, ngứa ran hoặc cảm giác buốt. Một dấu hiệu khác cho thấy bạn có thể cần phải nghỉ ngơi là những cơn đau hoặc cơn đau nhức này dần dần trở nên tồi tệ hơn trong quá trình bạn chạy (hoặc những ngày sau đó), thay vì thuyên giảm theo thời gian.

Mặc dù khả năng chịu đau tốt có thể giúp chúng ta thành công, tuy nghiên đừng để khả năng này biến chúng ta thành những chuyên gia “chịu đựng thương tật” giỏi nhất!


Nguồn bài viết: Running Biji